1. Khảo sát vị trí, khu vực khách sạn tọa lạc để xác định khách hàng mục tiêu có thể nhắm đến

Liệt kê danh sách đối tượng khách hàng có thể có nhu cầu lưu trú mà bạn đã từng bán hàng, tiếp xúc, hoặc người quen như đồng nghiệp, khách hàng cũ, đối tác… ( khoanh vùng thị trường khách hàng mục tiêu)
Khảo sát vị trí, khu vực khách sạn tọa lạc
Khảo sát vị trí, khu vực khách sạn tọa lạc

2. Khảo sát khách sạn

2a. Khách sạn có bao nhiêu phòng nhằm thiết lập chiến lược bán hàng
2b. Khảo sát trang thiết bị trong phòng như trong phòng toilet bồn cầu, vòi tắm, bồn rửa mặt…phòng ngủ giường, nệm, điều hòa, tủ lạnh… Bàn, ghế phục vụ trong phòng.
  • Thứ nhất để khi trả lại khách sạn thì bạn có căn cứ để trả lại trang thiết bị trong phòng cũng như nguyên trạng trước khi thuê,
  • Thứ hai để kiểm tra mức độ tái sử dụng và dự trù chi phí sửa chữa, bảo trì, bảo hành.
Khảo sát khách sạn
Khảo sát khách sạn
Vì nếu bạn không tính toán được những chi phí này sẽ dẫn đến tình trạng không kiểm soát được giá vốn của phòng cũng như chi phí vận hàng khách sạn.
2c. Kiểm tra kho hàng đồ dùng như chăn, bọc chăn, bọc nệm, miến lót bảo vệ nệm, gối, bọc gối…, đồ dùng buồng phòng như xe đẩy làm buồng phòng, dụng cụ làm buồng…Trường hợp bạn muốn tận dụng những đồ dùng của chủ cũ, bên cạnh đó bạn cũng sẽ có dự tính cho việc mua sắm đồ dùng mới như thế nào để tối ưu chi phí vốn đầu tư ban đầu.
2d. Khảo sát bồn chứa nước, hầm chứa nước, máy bơm nước, hệ thống điện, nước, máy phát điện, hệ thống phòng cháy chữa cháy, thiết kế của khách sạn đã đáp ứng được tiêu chuẩn để có thể kinh doanh khách sạn hay đăng ký kinh doanh khách sạn chưa. Những tiêu chí trên sẽ được cơ quan chức năng đi kiểm tra trước khi cấp giấy phép kinh doanh cho bạn hay doanh nghiệp của bạn. Đối với kinh doanh khách sạn thì những tiêu chí trên cũng rất quan trọng vì những tiêu chí trên là phương án dự trù khi có sự cố xảy ra.
2e. Khảo sát chỗ để xe, gara, nhà hàng và những trang thiết bị cũng như công cụ dụng cụ phục vụ cho nhà hàng.
2g. Xác định giá trị tài sản ( cơ sở vật chất), vị trí khách sạn để định giá mức thuê cũng như thỏa thuận tiền cọc hợp lý.
2h. Đánh giá khả năng bị đòi lại mặt bằng đột ngột vì thế nên trong hợp đồng nên có những thỏa thuận rõ ràng điều khoản chấm dứt hợp đồng để tránh tranh chấp về sau, nên nhớ khi bị đòi lại khách sạn bạn sẽ không bao giờ được đền bù trang trí khách sạn, nên có phương án di dời kinh doanh khác khi bị đòi lại khách sạn đột ngột.
2i. Đối tượng khách hàng bạn muốn nhắm đến là ai qua đó bạn có thể lên thiết kế concept cho khách sạn

3. Dự toán tài chính ( vốn kinh doanh):

3a. Tiền thuê khách sạn ( 6 tháng đến 12 tháng tùy vào thỏa thuận của 2 bên)
3b. Tiền Tu sửa khách sạn
3c. Tiền trang trí phần nội thất ( rèm, màn, chăn, ga, bọc nệm, gối, bọc gối… tùy vào chiến lược kinh doanh của bạn)
3d. Tiền vận hành hoạt động ban đầu: mua công cụ dụng cụ (đồ dùng lễ tân, buồng phòng, nhà hàng nếu bạn muốn kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống và bán phòng bao gồm ăn sáng, tiền sửa chữa CCDC trong quá trình khách sạn vận hành kinh doanh ban đầu)
Riêng đối với tiền thuê nhà bạn nên dự trù gấp 3 lần khoản dự tính ban đầu.
VD: Thanh toán 6 tháng một lần, tiền thuê nhà 80.000.000đ/tháng x 6 tháng= 480.000.000đ. Vậy dự trù vốn 960.000.000đ. ( phụ thuộc vào khả năng gọi vốn của bạn nên có thể dự trù vốn ít hơn)

4 Lập kế hoạch kinh doanh:

4a. Tiêu chuẩn hoạt động hiệu quả của bạn là gì: Bạn muốn hòa vốn ngay sau 3 tháng hoạt động, sau đó thu hồi vốn, bình ổn và khai thác. Hay bạn muốn xây dựng thương hiệu, để kinh doanh bền vững. Hay bạn muốn khách hàng đặt phòng chủ yếu qua fanpage của khách sạn.
Đặt thù kinh doanh khách sạn các bạn phải biết:
  • Giá trị dịch vụ khách sạn phần lớn nằm ở chỗ vô hình ( thái độ tử tế, sự thân thiện của nhân viên…)
  • Dịch vụ khách sạn là một chuỗi liên tục các dịch vụ gắn liền với trải nghiệm không gian không thể tách rời, không đồng đều về chất lượng, không thể lưu kho.
4b. Lập bảng kế hoạch kinh doanh:
Đặc thù của kinh doanh của khách sạn là theo mùa nên lập kế hoạch kinh doanh cả năm nhằm có chiến lược bán hàng phù hợp cho từng mùa cũng như cân đối doanh thu hợp lý.
4c. Lập bảng kế hoạch giá bán phòng cho cả năm
4d. Tính chi phí cố định/ chi phí biến đổi-> Giá vốn phòng ( sẽ nói chi tiết hơn ỏ những bài sau)
4e. Lập giá dịch vụ, phụ thu.
4g. Chính sách bán hàng.
4h. Nội quy khách sạn.
4i. Quy trình làm việc và kết hợp giữa các bộ phận
4k. Xây dựng các kênh phân phối bán phòng.
4l. Quy trình chăm sóc khách hàng theo một định hướng nhất định.

5 Khảo sát ý kiến khách hàng để điều chỉnh lại dịch vụ cũng như nhu cầu của khách hàng đó là sự thay đổi cần thiết trong kinh doanh ngành dịch vụ “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *